10/08/2024 23:27  

Tầng hầm có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì toàn bộ kết cấu của nền móng tòa nhà. Do bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên tầng hầm rất dễ bị thấm, dột nước. Do đó, việc chống thấm tầng hầm vô cùng quan trọng, cần phải tiến hành một cách kỹ lưỡng. Mời bạn tiếp tục theo dõi qua bài viết dưới đây để biết thêm các biện pháp chống thấm hiệu quả nhất.

Chống thấm tầng hầm là gì ? 

Chống thấm tầng hầm liên quan đến các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng để ngăn nước thấm vào tầng hầm của một ngôi nhà hoặc một công trình. Chống thấm một tầng hầm đó là bên dưới tầng trệt có thể yêu cầu áp dụng các vật liệu chất bịt kín, việc lắp đặt hệ thống thoát nước và thùng đựng nước thải bơm , và nhiều hơn nữa.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng thấm dột tầng hầm, có thể kể đến như:

Những nguyên nhân khiến cho tầng hầm bị thấm, bị rò rỉ nước

  • Tầng hầm có quy trình thiết kế không chuẩn hoặc thiết kế qua loa hoặc cưa hiểu rõ về bản chất của quá trình chống thấm
  • Chưa có biện pháp, giải pháp chống thấm phù hợp hoặc đang sử dụng các biện pháp thi công chống thấm giá rẻ, chất lượng kém
  • Sử dụng loại bê tông kém chất lượng, tạo thành một độ rỗng kiến cho tầng hầm bị thấm nước
  • Phần nền bị yếu khiến cho tầng hầm bị nứt, lún, gây ra trường hợp bị trào nước, thấm nước
  • Trong quá trình thi công tầng hầm, công nhân không tạo nhiều mao mạch dẫn nên đã để nước thẩm thấu vào bên trong
  • Bê tông là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà. Khi các túi không khí không được loại bỏ, hoặc hỗn hợp không được bảo dưỡng đúng cách, bê tông có thể bị nứt, điều này tạo điều kiện cho nước thấm qua tường.
  • Móng (móng) là những tấm đệm nằm ngang xác định chu vi của tường móng. Khi móng quá hẹp hoặc không được đặt đủ sâu, chúng dễ bị xê dịch do xói mòn đất .

Hậu quả

  • Xuất hiện các vết loang lổ đổ trên mặt tầng hầm, khiến cho lớp sơn trở nên bong tróc, gây tình trạng ẩm mốc, gây nên tình trạng vệt trắng vôi mất thẩm mỹ
  • Khi không xử lý tình trạng thấm nước thì tầng hầm sẽ xuất hiện các vết nứt, làm cho kết cấu của tầng hầm trở nên yếu đi. Khiến nước trở nên bị rò rỉ khắp mọi nơi trong hầm.
  • Tầng hầm bị thấm nước, rò rỉ nước còn gây ra các tình trạng trơn trượt, gây ra các tai nạn không mong muốn

Các phương pháp chống thấm tầng hầm 

Có rất nhiều biện pháp để ngăn nước thấm vào tầng hầm hoặc chuyển hướng nước thấm vào tầng hầm: 

+ Chống thấm vách trong tầng hầm

+ Chống thấm vách ngoài tầng hầm 

+ Thoát nước bên trong 

+ Chống thấm bằng keo dán bị kín nội thất 

+ Chống thấm kiểu hộp

+ Tiêm vết nứt nền móng 

 

Chống thấm vách tầng hầm 

Để ngăn nước thấm qua tầng hầm thì chúng ta có 2 cách là chống thấm vách ngoài tầng hầm và chống thấm vách trong tầng hầm. Mỗi loại đều có một ưu và nhược điểm khác nhau cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây !

Chống thấm bên ngoài tầng hầm là phương pháp mà Bộ Luật Xây Dựng Quốc Tế  công nhận là phương pháp phù hợp nhất để ngăn ngừa tốt nước xâm nhập vào tầng hầm 

Chống thấm vách ngoài tầng hầm 

Chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng Sika Proof Membrane

 

Bước 1: Vệ sinh bề mặt 

+ Loại bỏ sắt thừa thi công

+ Khoan đục và loại bỏ vữa thừa

+ Trám lại các lỗ khuyết điểm 

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu chống thấm 

+ Khuấy trộn hỗn hợp Sika Proof Membrane bằng máy khuấy chuyên dụng

Bước 3: Quét lớp 1 sika proog membrane : Dùng con lăn quét đều lên toàn bộ bề mặt tường ngoài tầng hầm và dùng bàn chải nhỏ quét kỹ các kẻ hở bê tông

Bước 4: Quét nước 2 sau 2h đồng hồ 

Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình 

Chống thấm vách trong tầng hầm 

Đối với tầng hầm không chống thấm được vách ngoài thì bắt buộc chúng ta phải chống thấm vách trong tầng hầm . Chúng ta thường chống thấm lại các vết nứt và khe thấm vào bên trong tầng hầm sau một thời gian sử dụng do công trình thi công của bạn bị xuống cấp . 

Bước 1 : Tập trung dòng nước 

+ Xác định tâm điểm dòng nước chảy có khả năng bị nứt hoặc bị thấm, khoan lỗ và gắn ống ống hút nhựa nếu lỗ nhỏ còn lỗ lớn thì dùng ống nhựa 

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

+ Tại nơi bề mặt bằng phẳng, trơn láng áp dụng phương pháp cắt nghiêng 

+ Tại nơi bề mặt gồ ghề không bằng phẳng tô một lớp vữa chống thấm để làm phẳng bề mặt   

+ Mặt bê tông phải được dọn dẹp sạch sẽ vệ sinh bụi bẩn và tạp chất, xử lý các phần bê tông dư thừa và tạp chất khuyết điểm

+ Xử lý các vết nứt tầng hầm 

Bước 3: Chống thấm lớp đầu tiên sau khi vệ sinh sạch sẽ thì tạo ẩm bề mặt và tô phủ một lớp hồ dầu chống thấm dày 4mm. Tô phủ đều và trãi đến sát các ống nhựa. Đối với vị trí cắt nghiêng thì dùng cọ quét để lớp chống thấm phủ vào các rãnh. 

Chờ sau khi lớp thứ nhất vừa ráo mềm nhưng không dính tay thì ta tiếp tục phủ thêm một lớp vữa chống thấm dày 5mm và chừa lại một khoảng không gian xung quanh ống.

Trong 24h tiếp theo, theo dõi và quan sát vị trí nước chảy ra làm ẩm hoặc trôi lớp chống thấm. Tại vị trí này tiếp tục lặp lại quá trình khoan lỗ gắn ống và tô chống thấm xung quanh ống. 

Bước 4: Rút ống và chống thấm 

Sau 24h lớp chống thấm đã khô thì ta tiến hành rút ống ra . Tiến hành trộn INTOC-DN với xi măng sau đó nặn thành hình nút rồi nhét sâu vào lỗ giữ 20s hỗn hợp sẽ đông cứng lại và chặn dòng nước.

Sau đó chống thấm các lỗ vừa lấp bằng vữa chống thấm ở các vị trí này 

Bước 5: Chống thấm toàn bộ bề mặt một lần nữa 

+ Vệ sinh và tạp ẩm bề mặt

+ Tô lớp "hồ dầu chống thấm dày" 4mm đợi lớp hồ dầu khô ta tiếp hát trát lớp vữa chống thấm dày 10mm lên toàn bộ bề mặt 

+ Đến bước này thì có tổng cộng 4 lớp chống thấm và chắc chắn là tầng hầm sẽ được chống thấm 100% trọn đời.

Chống thấm sàn đáy tầng hầm 

Đáy tầng hâm hay còn gọi khác là móng chống thấm là nơi chịu áp lực nhiều nhất. Tiếp xúc với đất nền xung quanh chịu áp lực thủy tĩnh, chênh lệch nhiệt độ và chịu rung chấn nhiều nhất . Phương pháp này cần sử dụng màng chống thấm thì sẽ hợp lý nhất 

 

Các phương pháp chống thấm tầng hầm

Dưới đây là các phương pháp chống thấm tầng hầm nhà cao tầng hữu hiệu nhất, bạn có thể theo dõi ngay tại đây:

Dùng màng khò nóng

Chống thấm bằng màng khò nóng là một trong các phương pháp chống thấm phổ biến, được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Bạn có thể áp dụng thông qua các quy trình như sau:

Bước 1: Thực hiện quét một lớp tạo dính:

  • Tiến hành thi công toàn bộ bề mặt của tầng hầm bằng lu sơn. Sau đó hãy dàn mỏng, dàn đều lớp tạo dính trên bề mặt của tầng hầm. Rồi tiến hành thi công nhưng cần phải đảm bảo cho lớp tạo dính trải dàn đều khắp bề mặt
  • Sau khi lớp tạo dính khô cần tiến hành chuẩn bị thực hiện tạo dán màng chống thấm

Bước 2: Thực hiện chọn màng chống thấm bitum

  • Đầu tiên, cần kiểm tra toàn bộ lớp màng, bề mặt màn dán cần phải để úp xuống phía dưới
  • Sau đó hãy đặt các cuộn màng vào những vị trí bạn cần chống thấm tại tầng hầm
  • Sử dụng đèn để khò nóng và dán lên bề mặt của màng chống thấm được đặt ở phía tầng hầm
  • Tiến hành cuốn ngược màng chống thấm, cần tránh thay đổi vị trí cũng như thay đổi chống thấm
  • Thực hiện đun chảy lớp tạo dính đã được quét lên phía bề mặt của tầng hầm bằng thiết bị đèn khò gá
  • Hãy dùng ngọn lửa và thực hiện lướt qua lướt lại giúp lớp màng chống thấm có thể dính chặt vào bề mặt của lớp tạo dính
  • Sau đó thực hiện ép cũng như miết phần màng chống thấm xuống phía dưới bề mặt của tầng hầm sao cho thật chặt 

Phương pháp dùng màng khò nóng để chống thấm cho tầng hầm

Lưu ý:  Khi thực hiện phương pháp chống thấm bằng khò nóng cần chú ý đến các vị trí chồng mép và những vị trí cần gia cố. Nếu như màn dán bị phồng, bạn cần thực hiện đâm thủng và dùng một lớp màng chống thấm khác để đè lên. Đồng thời, hãy làm thêm một lớp màn bảo vệ để tránh trường hợp rách hoặc bị hỏng màn

Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm

Bước 1: Thực hiện bo góc chân của tầng hầm và tiến hành bão hòa nước

  • Mục đích thực hiện: Nhằm tránh cho lớp bê tông của tầng hầm bị háo nước dẫn đến trường hợp vật tư chống thấm không ngấm được vào bề mặt của tầng hầm khi cần tạo liên kết
  • Thực hiện bo góc chân bằng sika latex/sika latex TH cùng với xi măng cát vàng
  • Sau đó tiến hành quét một lớp chống thấm mỏng, quét ở phía dưới lưới thủy tinh. Lớp quét cần phải bo góc với một bề mặt rộng trong khoảng 10 đến 15cm

Bước 2: Thực hiện chọn vật tư chống thấm

  • Dựa vào từng đặc trưng, nhu cầu mà có thể chọn lựa các vật tư, vật liệu chống thấm khác nhau. Loại vật tư được sử dụng phổ biến hiện nay chính là sơn chống thấm
  • Cần đảm bảo cho lớp chống thấm phải vuông góc, nên quét lớp sơn chống thấm theo 1 chiều từ trên xuống dưới
  • Độ dày của lớp sơn chống thấm nên nằm trong khoảng 1mm/lớp. Mỗi lớp sơn chống thấm nên kéo dài từ 1 đến 2kg. Về liều lượng sử dụng thì có thể định dạng sao cho phù hợp với tầng hầm. Thông thường, sẽ dao động trong khoảng từ 2-6kg
  • Nếu như có nhiều người thi công thì có thể thực hiện bằng cách trộn các loại vật liệu một cách tổng hợp. Sau đó tiến hành chia ra các thùng nhỏ để thi công

Sử dụng sơn chống thấm để chống thấm cho tầng hầm

Lưu ý: Khi thực hiện chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng sơn cần tiến hành bảo dưỡng bề mặt của lớp chống thấm nhằm tạo sự liên kết. Trong quá trình thi công, nên trộn một cách vừa phải, tránh trộn nguyên liệu, vật liệu quá nhiều vì nếu không thi công kịp sẽ làm khô nguyên liệu chống thấm.

Chống thấm tầng hầm bằng hóa chất chống thấm sơn epoxy

Đối với phương pháp chống thấm tầng hầm bằng hóa chất, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Hãy làm ẩm bề mặt cần chống thấm trước khi thực hiện thi công
  • Tiến hành quét một lớp hóa chất chống thấm sơn epoxy lên phần bề mặt đã được xử lý ở phía trên
  • Mỗi lớp hóa chất chống thấm nên được quét cách nhau từ 2 đến 4 tiếng. Cần thực hiện các thao tác quét từ lớp thứ hai phải đảm bảo sao cho vuông góc với lớp thứ nhất.

Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính

Đối với biện pháp chống thấm bằng màng tự dính, bạn cần thực hiện tuần tự các bước như sau

Tầng hầm được thực hiện chống thấm nhờ vào lớp màng tự dính

  • Tiến hành bóc lớp nilon trên bề mặt của màng chống thấm. Sau đó hãy trải, dán lớp màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt mà bạn cần thi công
  • Cần lưu ý đảm bảo biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp nhau là khoảng 70-100mm. Giúp cho việc che phủ giữa các lớp màng chống thấm trở nên tốt hơn
  • Thực hiện trát một lớp bê tông dày khoảng 3-4cm lên phía trên bề mặt đã thi công để có thể bảo vệ lớp màng chống thấm. Đồng thời, cũng có thể tăng hiệu quả cũng như thời gian bền vững của công trình

Trần Gia Hưng là một trong những đơn vị thi công xây dựng hàng đầu, luôn có các biện pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả. Nếu bạn đang cần một đơn vị dịch vụ chống thấm cho tầng hầm uy tín, khắc phục tốt các sự cố gây rò rỉ nước ở tầng hầm thì hãy liên hệ ngay với CHUYÊN GIA để được tư vấn, hỗ trợ và được thực hiện những phương pháp chống thấm nhanh nhất, hiệu quả nhất nhé!

Trên đây là tổng hợp các chống thấm ngược tầng hầm hữu hiệu nhất. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể thực hiện chống thấm một cách an toàn và hiệu quả cho tầng hầm của mình nhé!

 

# Thần đèn Thiên Phúc #, # Xử lý nhà #, # Thần đèn di dời nhà #, #Thần đèn nâng nhà lên cao#, # Thần đèn xử lý lún nghiêng #, # Ép cọc bê tông gia cường móng #, # Chống lún, chống nghiêng nhà #, # xử lý nền móng#

Nguồn tin: www.xulynha.com


#xử lý nhà   xu ly nha   chống thấm   chống thấm tầng hầm   chống thấm thiên phúc   xử lý thấm   cải tạo nhà thấm   xử lý nhà thấm   thần đèn số 1   thần đèn Việt Nam   Thần đèn di dời nhà   Thần đèn nâng nhà lên cao   Thần đèn xử lý lún nghiêng   Ép cọc bê tông gia cường mó